Thứ Ba, 16 tháng 5, 2017

Cha mẹ nên làm gì khi trẻ sốt mọc răng?

Cha mẹ cần cặp nhiệt độ theo dõi thân nhiệt trẻ, có thể cho bé uống thuốc hạ sốt tuy nhiên cần tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ trước khi cho trẻ uống và cho trẻ uống theo đúng chỉ dẫn. Nếu bé sốt nhẹ hơn thì không cần uống thuốc. Bạn có thể lau mát hạ sốt cho bé bằng nước ấm, tránh dùng nước quá lạnh hay nước quá nóng. Các mẹ nên tăng cường các cữ bú cho bé trong ngày. Nếu bé không bú được, mẹ cần vắt sữa và cho bé ăn bằng thìa.

Hạ sốt cho trẻ


Sốt, lợi đỏ và sưng là một trong những biểu hiện thường gặp khi trẻ mọc răng. Thường trẻ bắt đầu mọc răng sữa từ tháng thứ 6, nhưng cũng có thể sớm hơn (tháng thứ 5) hoặc muộn hơn (tháng 7 – 8). Do đó cha mẹ cần chú ý chăm sóc trẻ tốt trong giai đoạn này để đảm bảo sức khỏe cho bé.
Bé mọc răng cần được chăm sóc thế nào? http://chamsocrangtreem.vn/viem-nuou-rang-tre-em/



Lau mát cho bé bằng nước ấm

Nếu bé sốt cao, bạn nên đưa bé đi khám sớm. Bởi vì, bé sốt gần 39C có thể kéo theo dấu hiệu bị co giật toàn thân, thiếu oxy não, tổn thương các tế bào thần kinh khiến bé bị hôn mê hoặc tử vong. Với bé lớn hơn, khuyến khích bé uống thêm nước lọc, trường hợp bé không uống được nước, dùng tăm bông sạch chấm nước vào môi, miệng bé để bé không bị khô môi và cũng tránh được tình trạng mất nước.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ trong giai đoạn mọc răng cần bảo đảm đầy đủ, hợp lý, có thể điều chỉnh chế độ ăn của trẻ bằng thức ăn lỏng, dễ tiêu như: bột, sữa hoặc cháo loãng. Người mẹ nên duy trì các cữ bú của trẻ và bổ sung thêm canxi cho bé bằng những loại thực phẩm như: sữa, phô mai. Khi thấy bé nóng, nên nhanh chóng cặp nhiệt độ cho sữa chua, lòng đỏ trứng, tôm, cua, cá, rau dền cơm, rau ngót… và các loại trái cây tươi.

Nên cho trẻ ăn các thức ăn mềm để trẻ ăn uống dễ dàng, thức ăn quá nóng hay quá lạnh đều không có lợi cho sự phát triển của răng trẻ. Khi mọc răng, các bé có thể không chịu ăn nếu thực phẩm đó kích thích và gây đau lợi. Các mẹ có thể chuẩn bị loại thức ăn sau nhằm khiến bé dịu cơn đau đớn, đồng thời vẫn đảm bảo chế độ ăn cho bé hàng ngày. http://chamsocrangtreem.vn/viem-tuy-rang-o-tre-em/


Cho trẻ ăn những thức ăn lỏng, bổ sung rau xanh

Bố mẹ cũng có thể nghiền trái cây và rau quả tại nhà bằng cách nấu cho đến khi mềm và trộn chúng với một lượng nước nhỏ trong máy xay sinh tố. Cách này giúp bé vẫn hấp thu được chất xơ và các vitamin cần thiết trong giai đoạn mọc răng. Có thể cho bé ăn dặm các loại thực phẩm xay nhuyễn này ở dạng ấm hoặc lạnh, nhưng nướu răng của bé đang mọc răng sẽ dễ dàng tiếp nhận thực phẩm lạnh hơn.

Vệ sinh răng miệng cho bé

Cần chú ý giữ vệ sinh răng miệng cho trẻ thật tốt. Thường xuyên lau sạch nước miếng chảy quanh miệng trẻ bằng khăn mềm. Nhớ luôn luôn làm sạch nướu sau khi cho trẻ bú hoặc ăn. Dùng một miếng gạc hoặc vải mềm nhúng nước sạch quấn quanh ngón tay lau nhẹ nhàng và massage nướu. Nên cho trẻ uống nước lọc sau khi bú hoặc ăn dặm xong.


Vệ sinh răng miệng cho bé bằng khăn mềm

Trẻ có thể ngứa lợi, thích gặm nhấm ngón tay, cắn các vật rắn. Nếu trẻ cắn vật cứng, rất dễ gây tổn thương nướu rất nguy hiểm nếu trẻ nuốt vào. Để đảm bảo an toàn, cha mẹ nên nên cho bé cắn núm vú giả bằng cao su, chọn cho trẻ loại đồ chơi an toàn, bằng chất liệu mềm, có hình tròn. http://chamsocrangtreem.vn/benh-nha-chu-o-tre-em/

Nếu trẻ có biểu hiện sốt cao, tiêu chảy nhiều lần trong ngày, quấy khóc, không chịu ăn uống,… cần đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế để khám vì có thể đó là biểu hiện trẻ mắc bệnh lý răng khác cần điều trị kịp thời. Hết sức thận trọng vì nếu không xử lý kịp thời, bé sẽ gặp nguy hiểm về sức khỏe hoặc để lại những di chứng nặng nề sau này.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét